How languages are learned: Ensuring eight elements crucial to second language acquisition according to research and theories on SLA

Phương pháp học ngoại ngữ hiệu quả: Đảm bảo tám yếu tố quan trọng để tiếp thu ngoại ngữ theo các nghiên cứu khoa học và lý thuyết về tiếp thu ngôn ngữ thứ hai

1. Exposure to a rich, recycled comprehensible input of language in use

Người học cần có sự tiếp xúc thường xuyên với lượng ngôn ngữ đầu vào dễ hiểu và chứa nhiều ví dụ phản ánh cách mà ngôn ngữ được sử dụng trong thực tế

Ứng dụng:

  • Khoá học và tài liệu học tập cần được thiết kế để đảm bảo ngôn ngữ mà học viên tiếp cận đạt mức i+1 (cao hơn trình độ hiện tại của học viên 1 bậc), để họ có thể hiểu và tiếp cận được và văn bản trong tài liệu bao gồm nhiều ví dụ thực tế
  • Sử dụng có chọn lọc authentic materials – các văn bản được viết ra với mục đích giao tiếp thay vì các giáo trình được viết ra để dạy tiếng Anh (gượng ép chèn một loạt cấu trúc ngữ pháp và từ vựng, cách phát âm không tự nhiên và không phản ánh thực tế)
  • Cung cấp trung tâm tự học với các nguồn tài liệu phong phú, sách báo, tạp chí, phim ảnh thực tế chứ không chỉ mang tính sách vở hay thi cử nhưng vẫn cần phù hợp với trình độ của các học viên
  • Khuyến khích hoạt động đọc sách (extensive reading) và có thể đưa graded readers (các mẫu truyện được viết theo trình độ của người học) vào bài tập mỗi tuần
  • Sử dụng tiếng Anh trong môi trường học tập và công sở và tổ chức các hoạt động ngoại khoá để học sinh được tiếp xúc với nguồn ngôn ngữ đầu vào dễ hiểu và trực quan, có ý nghĩa và ngữ cảnh

2. Affective and cognitive engagement

Người học cần phải cảm thấy hấp dẫn về mặt tư duy và cảm xúc với tài liệu và với các hoạt động trong buổi học

Ứng dụng:

  • Thiết kế khoá học dựa trên bảng khảo sát nhu cầu của học viên. Khoá học và tài liệu học tập cần được thiết kế gây hứng thú cho học viên về mặt tư duy và cảm xúc, không quá dễ hoặc quá khó, không khô khan sách vở mà gần gũi với học viên, là những gì mà học viên quan tâm và gặp trong đời sống hằng ngày.
  • Khi giới thiệu một chủ đề mới, cần tạo các hoạt động và các câu hỏi gợi mở để kéo gần chủ đề này về với học viên hơn (schemata activation)
  • Cung cấp các nguồn tài nguyên học tập đa dạng, đáp ứng các nhu cầu về chủ đề mà học viên quan tâm

3. Positive affect and affective filter

Người học cần phải cảm thấy thoải mái và có cảm xúc tích cực, vì những cảm xúc tiêu cực như sự lo lắng, thiếu tự tin sẽ là một ‘màng lọc’ cản trở sự tiếp thu ngôn ngữ

Ứng dụng:

  • Đảm bảo môi trường học tập thoải mái và tích cực, không ép người học nói khi họ chưa sẵn sàng (mỗi người có một silent period – thời kỳ im lăng- khi mà họ tích cực tiếp nhận ngôn ngữ nhưng chưa sản sinh ngôn ngữ thông qua nói hoặc viết, nhìn bên ngoài họ đang không tiếp thu hoặc chỉ tiếp thu thụ động)
  • Tạo mối quan hệ tích cực và hợp tác giữa các học viên với nhau, giữa học viên và giáo viên, giữa học viên và các nhân viên trung tâm, và giữa học viên và thương hiệu trung tâm
  • Cơ sở vật chất và nhân viên hỗ trợ tối đa cho học viên, giải đáp thắc mắc và vấn đề ngay khi chúng phát sinh

4. Making use of mental resources typically used in communication in the L1

Người học cần sử dụng các nguồn lực trí tuệ mà họ thường dùng trong ngôn ngữ mẹ đẻ ví dụ như sử dụng tiếng nói thầm của bản thân để suy nghĩ và bình luận về những gì mình học, hình dung những điều mình học bằng hình ảnh, trí tưởng tượng

Ứng dụng:

  • Tài liệu giảng dạy cần tích hợp các hoạt động này thường xuyên và nâng cao ý thức của học viên về các nguồn lực trí tuệ sẵn có này
  • Trong giảng dạy giáo viên cần chú ý gợi mở và khuyến khích học viên sử dụng các nguồn lực này như trong tài liệu đã thiết kế
  • Tổ chức các hoạt động ngoại khoá phát triển các hoạt động trên

5. Noticing how the L2 is used

Người học cần phải chú ý đến cách mà ngôn ngữ hai được sử dụng, đặc biệt là các yếu tố nổi bật của ngôn ngữ theo các khía cạnh như cách sử dụng từ vựng, ngữ pháp, cú pháp, phát âm trong ngữ cảnh

Ứng dụng:

  • Tài liệu giảng dạy cần hướng người học chú ý đến các yếu tố ngữ pháp, từ vựng, phát âm nổi bật trong văn bản nghe hoặc đọc
  • Giáo viên cần thực hiện các hoạt động trên trong tài liệu và phát triển thói quen chú ý đến các chi tiết ngôn ngữ này cho học sinh trong quá trình nghe, đọc, nhìn 

6. Being given opportunities for contextualised and purposeful communication in the L2/ output

Người học cần được tạo cơ hội để giao tiếp sử dụng ngôn ngữ hai một cách có ngữ cảnh và mục đích cụ thể

Ứng dụng:

  • Tài liệu cần tạo các hoạt động và điều kiện cho học sinh được sử dụng tiếng Anh để đạt một mục tiêu giao tiếp cụ thể và thực tế chứ không khiên cưỡng và giả tạo
  • Giáo viên trò chuyện với học viên và học viên trò chuyện với nhau bằng tiếng Anh, học viên giao tiếp với các nhân viên bằng tiếng Anh
  • Tổ chức các hoạt động ngoại khoá để có sự giao tiếp bằng tiếng Anh một cách chân thực và có mục đích

7. Interaction, scaffolding and feedback:

Người học cần được tương tác với những học viên khác và giáo viên để được giúp đỡ làm được những điều mình không tự làm được một mình (ZPD), cần được nâng đỡ và hướng dẫn từng bước một và được phản hồi về cách họ sử dụng ngôn ngữ để tiến bộ

Ứng dụng:

  • Tài liệu cần tạo các hoạt động và điều kiện cho học sinh được tương tác với nhau và tương tác với giáo viên
  • Giáo viên cần giúp đỡ học sinh từng bước thực hiện được hoạt động, ý thức được mỗi học sinh cần mức độ giúp đỡ khác nhau
  • Giáo viên cần phản hồi cho học sinh biết về tiến độ học tập và những điểm mạnh, điểm cần khắc phục của học sinh

8. Being allowed to focus on meaning:

Người học cần được cho phép tập trung vào thông điệp mà họ muốn truyền đạt (meaning) hơn là những hình thức ngôn ngữ mà họ sử dụng (forms); tuy nhiên khi họ đạt đến trình độ cao (advanced), cần hướng sự tập trung nhiều hơn vào các hình thức ngôn ngữ này bằng các phương pháp giúp họ tự trải nghiệm và khám phá cách mà các hình thức ngôn ngữ này được sử dụng trong ngữ cảnh

Ứng dụng:

  • Giáo trình không nên khiên cưỡng và áp đặt các cấu trúc ngữ pháp cho từng ngữ cảnh cụ thể, mà nên dùng các văn bản thực tế để dạy ngữ pháp theo ngữ cảnh
  • Cho phép học viên sử dụng các cấu trúc đa dạng khác nhau để diễn đạt ý của họ, không bắt ép học sinh sử dụng một cấu trúc ngữ pháp đã chuẩn bị sẵn (trong giáo trình)
  • Tập trung hơn vào ngữ pháp và cấu trúc cho các học viên ở trình độ cao

Tài liệu tham khảo (References)

Tomlinson, B., 2013. 2 Second language acquisition and materials development. In: B. Tomlinson, ed. Applied Linguistics and Materials Development. India: Bloomsbury, pp. 11-29.